Trẻ sơ sinh không cần tắm nhiều lần khi mẹ đã lau chùi khu vực tã lót cho bé mỗi lần thay tã. Trong năm đầu tiên, bé chỉ cần được tắm 3-4 lần/ tuần. Tắm cho bé thường xuyên sẽ khiến da bé bị khô ráp.
1. Những vật dụng mẹ cần chuẩn bị trước khi tắm bé
* Vật dụng:
- Nước ấm,
- Chậu,
- Khăn tắm,
- Quần áo/tã,
- Dụng cụ vệ sinh rốn…
* Môi trường xung quanh:
- Trong phòng kín,
- Tránh gió lùa,
- Tắt quạt, máy lạnh nhiệt độ lạnh…để bé không bị nhiễm lạnh.
– Chuẩn bị 2 chậu nước tắm. Lượng nước tùy theo tháng tuổi của bé. Từ 1 tháng trở lên, bé có nhu cầu bơi và quẫy nước thì có thể dùng nhiều nước, vòi sen nhẹ. Trước khi tắm, bạn có thể massage toàn thân cho bé, trò chuyện với bé rồi quấn khăn bông chờ tắm.
– Kiểm tra lại nhiệt độ nước bằng cách dùng khuỷu tay để thử độ ấm của nước. Cẩn thận hơn bạn có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ để tránh trường hợp ảnh hưởng tới bé. Nhiệt độ thích hợp khoảng 30 -32 độ C hoặc ấm hơn một chút. được cho là nhiệt độ lý tưởng và thích hợp với cơ thể của bé, vì nước quá nóng hay quá lạnh đều khiến làn da của bé “lên tiếng” bất cứ lúc nào.
2. Các bước tắm cho bé sơ sinh
+ Bước 1: Lau mặt và đầu cho bé
Kẹp chặt em bé vào bên hông, tay đỡ dưới gáy bé. Dùng khăn bông thấm nước và vắt khô, sau đó lau nhẹ nhàng mắt, mũi, tai và toàn bộ vùng mặt bé
Sau đó lau đầu cho bé và dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng trên đầu bé với sữa tắm. Bịt tai em bé lại, dùng ca nhỏ múc nước để làm sạch đầu em bé. Dùng khăn khau khô mặt và đầu bé.
+ Bước 2: Thoa sữa tắm cho bé
Đặt bé lên lưới tắm. Lấy sữa tắm và thoa bắt đầu từ cổ, kẽ tay và đến nách của bé. Dùng tay nâng bé nghiêng sang một bên và tắm từng bên cho bé.
+Bước 3: Tắm lại bằng nước
Cho bé vào chậu nước với mực nước khoảng 2/3 chậu. Một tay đỡ vai, cổ và đầu bé, tay còn lại vớt nước để tắm cho bé. Vừa tắm vừa dùng tay vận động tay, chân cho bé. Sau đó úp ngược em bé lại, để đầu bé nằm nghiêng trên cánh tay và dùng tay còn lại tắm phần lưng cho bé.
+ Bước 4: Làm vệ sinh sau khi tắm cho bé
Sau khi tắm cho bé, nâng bé ra ngoài, đặt vào khăn lông và lau khô. Chú ý lau khô người bé, lau khô các kẽ tay, kẽ chân và vùng có nếp gấp da như nách, bẹn và cả tóc. Lau khô toàn thân bé từ đầu đến chân bằng khăn mềm.
Dùng gòn tăm mềm hút sạch nước đọng trong vành tai, rốn. Sau đó, mẹ dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi và mắt bé.
Sau khi lau người cho bé, đội mũ, mặc quần áo và đi tất chân, tất tay và đóng tã cho bé.
3. Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
– Thời gian thích hợp tắm cho bé là khoảng 5 phút.
– Thời điểm tắm cho bé tốt nhất là từ 8:00 đến 15:00.
– Cần vệ sinh rốn, lau khô sau mỗi lần tắm cho bé để tránh nhiễm trùng đặc biệt những ngày đầu mới sinh khi bé chưa rụng rốn. Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vệ sinh rốn cho bé.
– Không bao giờ để bé một mình mà không giám sát, dù đó chỉ là một phút. Nếu chuông cửa và điện thoại đổ chuông và mẹ cảm thấy nhất định phải trả lời thì hãy quấn bé trong khăn sạch và bế theo vì rất có thể bé sẽ gặp tai nạn với nước chỉ trong vòng chưa đầy 60 giây.
– Không bao giờ đặt bé vào bồn tắm khi nước vẫn chảy vì nước có thể nhanh chóng trở nên quá đầy hoặc quá nóng.
– Nước tắm cho bé chỉ khoảng từ 32 độ C. Mẹ nên dùng dụng cụ đo nước ấm để kiểm tra chính xác.
– Mẹ nên mua một tấm thảm chống trơn trượt trải xuống dưới đáy chậu hay bồn tắm. Bé sẽ không sợ ngã và có thể yên tâm vui tắm.
– Da bé rất nhạy cảm, hãy đảm bảo những sản phẩm tắm gội cho bé không khiến bé khó chịu. Mẹ nên chọn những sản phẩm phù hợp với làn da nhạy cảm của bé giúp bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây bệnh, ngừa rôm sảy, dưỡng ẩm và chăm sóc da bé vượt trội.